Tư vấn chọn hosting, domain phù hợp cho từng doanh nghiệp

Tư vấn chọn hosting, cách chọn hosting chất lượng cho website


Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, mã nguồn website, lưu lượng truy cập, nguồn truy cập … Để có thể có cách chọn hosting tốt nhất.

1. Webspace: Ổ đĩa của hosting

Đây là thông số rất quan trọng của một gói hosting. Webspace giống như một thư mục trên ổ đĩa cứng của máy tính, nếu như thư mục này bạn thuê với dung lượng lớn thì sẽ chứa được nhiều thông tin, dữ liệu, hình ảnh, Video Clip của Website

Tùy thuộc vào dữ liệu của Website của bạn mà bạn nên chọn gói hosting có dung lượng phù hợp nhất. Thông thường các gói hosting có dung lượng từ vài trăm MB cho đến hàng GB.
– Đối với một website giới thiệu công ty, cửa hàng nhỏ, các bạn nên thuê gói hosting từ 1GB cho đến 5GB.
– Đối với các website thương mại điện tử, các website lớn, chúng ta cần thuê gói hosting có dung lượng cao hơn từ 5Gb trở lên.

Tư vấn chọn hosting chất lượng

2. Bandwidth: Băng thông hosting

Băng thông là thông số chỉ dung lượng thông tin tối đa mà website được lưu chuyển qua lại mỗi tháng
Ví dụ: nếu có một người nào đó truy cập vào website để xem bài viết trong Khanganhtech.com, trang Khanganhtech.com có dung lượng là 1MB thì người dùng cần phải tiêu tốn dung lượng là 1MB để tải trang Khanganhtech.com, trung bình một người xem 5 trang thì bạn phải tiêu tốn 5MB băng thông, Vì vậy nếu hosting của bạn có băng thông 100 GB/ tháng thì số lượt truy cập đối đa mà website của bạn có thể phục vụ mỗi tháng là 100.000 MB / 5MB = 20.000 lượt truy cập.

Băng thông thường lớn hơn rất nhiều so với Webspace, nó thường có dung lượng từ vài GB cho đến hàng trăm GB. Khang Anh khuyên các bạn nên chọn gói hosting có băng thông tối thiểu là 20GB trở lên đối với các website tin tức, giới thiệu công ty, cửa hàng.

3. Số lượng và giới hạn các tài khoản cần thiết trong hosting

Đây là các thông số cơ bản và bắt buộc phải có trong các gói hosting. Các thông số này rất cần thiết cho người quản trị Website sử dụng để cấu hình Website. Tùy vào các gói hosting khác nhau, số tài khoản FTP, Subdomain, Database… sẽ khác nhau

– MySQL Accounts: Số lượng tài khoản MYSQL có thể tạo ra trong hosting
– FTP Accounts: Số tài khoản ftp cho phép tạo ra để upload file
– CPU: Trung tâm xử lý dữ liệu
– Max file: Số file tối đa có thể upload lên host kể cả ổ đĩa chưa đầy
– PHP: Có phiên bản php mới nhất
– Addon Domains: Số lượng domain bạn có thể trỏ tới hosting
– Sub Domains: Số lượng tên miền phụ có thể tạo ra từ tên miền chính
– Parked Domains: Số lượng tên miền có thể parking

Dịch vụ hosting


4. Số lượng Email theo tên miền trong hosting

Đây chính là số lượng Email theo tên miền của bạn. Tùy thuộc vào gói hosting mà có số lượng Email khác nhau từ 5 Email đến hàng trăm Email.

Khi thuê hosting, bạn cũng nên yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ hướng dẫn cách thiết lập và sử dụng hệ thống Email theo tên miền này cho nhân viên của công ty mình.

5. Lựa chọn gói hosting phù hợp với ngôn ngữ lập trình

Gói Windows hosting: hỗ trợ các website được lập trình bằng ngôn ngữ ASP, ASP.NET
Gói Linux hosting: Hỗ trợ các website lập trình bằng ngôn ngữ PHP và hệ quản trị MYSQL

Tư vấn chọn Domain, cách chọn Domain chất lượng cho website

Để chọn tên miền tốt, cần phải tuân theo những quy tắc sau:

1. Cố gắng chọn tên miền ngắn gọn, dễ nhớ.

Trừ khi bạn muốn chọn tên miền là tên đầy đủ của công ty hay thương hiệu của bạn, bạn nên chọn tên miền ngắn nhất có thể được (vnn.vn, hp.com, sony.com, vnnic.vn…). Tên miền ngắn thì dễ nhớ, dễ gõ địa chỉ, và dễ dàng khi cần thiết kế nhãn hiệu, logo. Bạn sẽ dễ dàng để nhớ các tên như apple.com, hp.com, sony.com, buy.com… Bạn cũng có thể nhớ những tên đặc biệt như Yahoo.com, Google.com. Những tên miền có một ý nghĩa đặc biệt, ngắn gọn hoặc gắn liền đến thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của bạn và khi phát âm dễ nghe, dễ đọc thì sẽ dễ nhớ hơn.

2. Chọn tên miền liên quan đến thương hiệu, sản phẩm, tên công ty của bạn.

Điều này bạn thường lựa chọn khi đặt tên miền, tuy nhiên lại không dễ thực hiện. Nếu như bạn không thể tìm chính xác tên miền như tên doanh nghiệp, sản phẩm, thương hiệu của bạn. Hãy tìm một tên nói lên chức năng, công việc chính hay mô tả tính độc đáo của doanh nghiệp bạn. Bạn có thể ghép các ký tự lại hoặc bạn cũng có thể xem xét khả năng dùng các tên miền có phần đuôi là .BIZ, .INFO nếu không tìm được tên có phần đuôi VN,.COM,.NET,.ORG.

3. Chọn tên miền phải xây dựng nhắm đến mục tiêu khách hàng.

Với rất nhiều phần đuôi của tên miền hiện nay, nguời sử dụng interrnet phần lớn vẫn quen thuộc với những tên miền .COM, .NET, .ORG. Nếu khách hàng mục tiêu của bạn là toàn cầu, tên miền .COM, .NET sẽ có lợi cho bạn. Nếu bạn muốn nhấn mạnh doanh nghiệp bạn ở một quốc gia, bạn sẽ xem xét để có một tên miền quốc gia (.VN, .UK, .US,…) và đó là sự chọn lựa đúng đắn của bạn.

4. Chọn tên miền không gây nhầm lẫn.

Một tên miền tốt phải không tương tự hoặc dễ gây nhầm lẫn với tên miền sẵn có. Nếu tên miền sẵn có là một thương hiệu đã được đăng ký, bạn có thể gặp rắc rối khi sử dụng tên miền tương tự. Một khía cạnh cần phải lưu ý là tên miền của bạn cần phải dễ đọc khi bạn phải đọc tên miền cho ai đó qua điện thoại. Đừng dùng các dấu (-) trong tên miền của bạn (trừ khi bắt buộc ), bởi vì rất dễ nhầm lẫn khi đọc và gõ các tên miền loại này.

5. Chọn tên miền khó viết sai.

Chọn tên miền ngắn gọn, chọn theo các tư vấn trên và theo vần, dễ đọc, dễ nhớ thì khả năng viết sai ít xảy ra. Vì khi tên miền dài, rắc rối, khó nhớ, bạn sẽ mất đi nhiều khách hàng truy cập vào website của bạn.